Tìm Hiểu Bệnh Vẩy Nến Mủ, Bệnh Vẩy Nến Mảng Bám
Bệnh Vẩy nến là tình trạng tích tụ các tế bào trên bề mặt da. Các lớp tế bào mới phát triển quá nhanh dẫn đến tình trạng các mạch máu bị sưng đỏ, dày mảng bám và gây ngứa rát khó chịu.
Bệnh vẩy nến ( vảy nến ) là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Tính đến nay có khoảng 2-3% dân số toàn cầu mắc căn bệnh này. Điểm phổ biến rất dễ thấy đối với các bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến ( Vảy nến) đó là xuất hiện những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc. Ở tình trạng này các tế bào phát triển là do các tế bào cũ chết đi sau đó bong ra và phát triển thành các tế bào mới. Quá trình thay thế được diễn ra cao gấp 10 lần so vơi người bình thường do hiện tượng tăng sinh tế bào.
Người mắc bệnh vẩy nến ( Bệnh vảy nến ) thường không có cảm giác đau đơn, ngứa rát, tuy nhiên nó gây ảnh hưởng xấu cả về sức khỏe lần tinh thần người bệnh, gây mất thẩm mỹ và ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh vẩy nến ( vảy nến) ngày càng gia tăng, do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ,và rất nhiều lí do khác khiến tình trạng bệnh ngày một thêm nghiêm trọng.
Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị vẩy nến thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều, dày lên so với trước đây.
1. Bệnh Vẩy Nến Thể Mảng Bám ( Vẩy Nến Thể Mảng )
Bệnh Vẩy nến thể mảng bám ( hay còn gọi vảy nến thể mảng ) là một trong số căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Chúng xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và phần lưng dưới. Khi người bệnh để lâu, thời gian kéo dài, chủ quan không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng da bị nứt nẻ chảy máu, đau đớn, ngứa rát rất khó chịu .
Lưu ý bệnh nhân khi bị bệnh vẩy nến thể mảng bám không nên gãi nhiều, vì khi người bệnh càng gãi, lớp mảng bám sẽ xuất hiện càng dày với diện tích càng rộng. Một lớp mảng bám tùy thuộc vào cơ địa người bệnh, từ 1-4 inch, đôi khi có thể lan rộng hơn nữa. Bệnh vẩy nến thể mảng bám có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, từ tuổi vị thành niên đến những người lớn tuổi, đặc biệt ở tuổi trung niên.
2. Bệnh vẩy nến da đầu ( Bệnh Vảy Nến Da Đầu )
Bệnh vẩy nến da đầu cũng rất thường xuyên gặp phải ở những người mắc bệnh vẩy nến. Số thống kê cho thấy, số người mắc bệnh vảy nến da đầu chiếm đến 1/2 số người mắc bệnh.
3. Bệnh Vẩy Nến Guttate
Bệnh Vẩy Nến Ở Trẻ Em và tuổi vị thành niên là những đối tượng dễ mắc bệnh Vẩy Nến Guttate nhất. Chúng ta có thể dễ thấy nhất đó là tình trạng những chấm nhỏ màu đỏ nổi lên đột ngột ở trên khắp vùng cơ thể. Vẩy Nến Guttate thường xuất hiện ở vùng cánh tay, chân, da đầu, tai và phần mặt.
Đối với trẻ em, trẻ nhỏ khi phụ huynh phát hiện những đốm nhỏ, đỏ xuất hiện trên cơ thể các con. Phụ huynh cần đưa con em đến các phòng khám, bệnh viện uy tín chuyên điều trị các bệnh ngoài da để được thăm khám và tư vấn đúng cách. Tránh tự điều trị tại nhà vì đối với trẻ nhỏ có thể rất dễ nhầm lẫn với những tình trạng bệnh khác nhau.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến Guttate đó là : Nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, viêm họng do liên cầu khuẩn. Tỉ lệ người mắc căn bệnh này chiếm tới 10% tổng số người mắc bệnh vẩy nến nói chung.
4. Bệnh Vẩy Nến Nghịch Đảo
Bệnh Vẩy nến nghịch đảo còn được gọi “vẩy nến intertriginous ” hay hiểu một cách chính xác đó chính là tình trạng da bị viêm nhiễm. Theo nhiều thống kê tỷ lệ người mắc bệnh vẩy nến nghịch đảo chiếm khoảng 3 – 7% trong tổng số các trường hợp bị bệnh vẩy nến nói chung.
Vẩy nến nghịch đảo thường xuất hiện phổ biến ở các vị trí như : nách, háng, dưới ngực, bộ phận sinh dục, mông, dưới vú của phụ nữ và phía sau đầu gối…
Bệnh vảy nến nghịch đảo thường có những dấu hiệu như nổi đỏ, da mịn không sần, bóng và thường không xuất hiện những mảng bám có vẩy. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý tránh chà xát, hoạt động mạnh làm tiết da các tuyến bã nhờn mồ hôi khiến cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng, tồi tệ hơn.
5. Bệnh Vẩy Nến Thể Mủ
Bệnh Vẩy nến thể mủ là một tình trạng bệnh rất hiếm gặp, tuy nhiên nó lại được xét vào là một trong những thể nặng nhất của bệnh vẩy nến nói chung. Căn bệnh này xuất hiện do một số nguyên nhân như : Làm việc quá căng thẳng, Suy nghĩ nhiều, sử dụng các chất kích thích, nhiễm trùng da, sử dụng thuốc không được sự cho phép của các bác sĩ hoặc tiếp xúc quá nhiều với hóa chất.
Tình trạng bệnh càng nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, bội nhiễm hủy hoại ngoại hình, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu có thể lan ra toàn thân. Biểu hiện của Vẩy nến thể mủ đó là có các mảng da đỏ, sưng với các vết sưng đầy mủ. Khi khô, chúng chuyển sang màu vàng nâu và có vảy. Tình trạng này thường xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc dưới chân. Các mụn nước có thể vỡ ra, khiến da bị nứt ra gây đau.
Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng như : sốt cao, ngứa dữ dội, mạch đập nhanh, cơ thể suy sụp mệt mỏi, người ớn lạnh, yếu cơ – cần phải ngay lập tức đến các cơ sở phòng khám chữa bệnh ngoài da, bệnh viện uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị của các chuyên gia, bác sĩ. Nếu người bệnh chủ quan, cố tình để lâu có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tránh để mụn mủ lan ra khắp cơ thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh vẩy nến thể mủ có thể đe dọa tính mạng. Do vậy, người bệnh hãy ngay lập tức đến bệnh viện để điều trị nếu những vết mủ lan nhanh ra khắp cơ thể. Các triệu chứng khẩn cấp mà người bệnh có thể gặp là: ngứa dữ dội, mạch nhanh, sốt, yếu cơ và ớn lạnh.
Độ tuổi trung bình hay mắc phải bệnh này là từ 15 – 35, ít gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Những đối tượng dễ mắc phải tình trạng vẩy nến dạng mủ được các bác sĩ da liễu thống kê bao gồm:
- Người có tiền sử mắc bệnh vảy nến
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm , thuốc cho người trầm cảm…
- Người từng bị các tổn thương và nhiễm trùng ở da nhưng không được điều trị đúng cách.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh và các kim loại.
- Phụ nữ mang thai
- Người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, thiếu vitamin D.
6. Bệnh vẩy nến Erythrodermic
Bệnh vẩy nến Erythrodermic thường rất hiếm gặp. Các triệu chứng phổ biến ở người bệnh như: da cực kỳ ngứa và đau, nhịp tim nhanh và cảm thấy rất lạnh hoặc nóng.
7. Bệnh vẩy nến móng tay
Nếu bạn bị nghi ngờ mình bị vảy nến móng tay điều quan trọng là phải kiểm tra móng tay và móng chân để tìm dấu hiệu của bệnh. Nó có các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Những vết lõm nhỏ trên móng tay
- Sự đổi màu trắng, vàng hoặc nâu ở móng
- Móng tay vỡ vụn
- Móng tay tách khỏi ngón tay hoặc ngón chân của bạn
- Da tích tụ bên dưới móng tay của bạn
- Máu dưới móng tay
Khoảng một nửa số người bị bệnh vẩy nến cũng có các tế bào da tích tụ dưới móng tay và trở nên dày. Chúng thường bị tách hoặc nứt ra. Trong trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể vỡ vụn hoặc rơi ra. Bệnh vẩy nến móng tay có thể có những đốm nâu đỏ hoặc vàng bên dưới móng. Đôi khi, bề mặt có những vết lõm nhỏ trong đó.
8. Viêm Khớp Vảy Nến ( Viêm Khớp Vẩy Nến )
Khoảng 1/3 trong số người bị bệnh vẩy nến sẽ xuất hiện các triệu chúng như bị cứng khớp , đau nhức xương khớp. Khi người bệnh xuất hiện tất cả các triệu chứng như trên rất có thể đã bị mắc bệnh viêm khớp vẩy nến.
Tuy nhiên, các triệu chứng không phải xảy ra cùng một lúc. Tình trạng các mảng da khô, đỏ với vảy bạc thường xuất hiện trước. Các triệu chứng mà người bệnh thường gặp khi bị viêm khớp vảy nến là: móng tay bị vỡ vụn và thay đổi màu sắc.
9. Thuốc Điều Trị Tận Gốc Bệnh Vẩy Nến
Phòng Khám Đông Y Phúc Thanh Đường có bài thuốc điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả cho bệnh nhân dùng kết hợp thuốc BÔI và UỐNG.
Thuốc BÔI Vẩy Nến dùng ngoài da dưới dạng thuốc nước bôi ngấm sâu vào vùng da bị bệnh và Thuốc MỠ bôi phủ lên làm mềm lớp vẩy bên ngoài sau đó bong ra.
Thuốc UỐNG Vẩy Nến trị bên trong cơ thể có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu tốt cho gan, thận. Thuốc uống còn tác dụng quan trọng là trị triệt để, tận gốc mầm bệnh, không để mầm bệnh tái phát trở lại.
Điều trị bệnh vẩy nến ngoài da phải triệt để, Bệnh nhân cùng kết hợp với nhà thuốc kiên nhẫn bôi thuốc đủ thời gian theo đúng cách hướng dẫn của nhà thuốc để điều trị bệnh cho mau lành bằng cách kiêng khem những thức ăn cay nóng gây kích thích như (rượu, cafê, thịt gà, thịt chó). Tránh làm việc căng thẳng, thức đêm, hay cáu giận, bi quan. Ngoài ra bệnh nhân không nên dùng xà phòng tắm, hạn chế cọ xát bề mặt da làm bệnh thêm nặng hơn.
Đặc biệt, ở Phúc Thanh Đường có 2 bài thuốc vô cùng độc đáo, quý hiếm và hiệu quả trị bệnh ngoài da là: bài thuốc ngâm Phụ khoa trị các bệnh viêm nhiễm nấm âm đạo, cổ tử cung; bài thuốc chữa bệnh rụng tóc từng mảng do rối loạn nội tiết, không do yếu tố gia truyền.
Khám và tư vấn miễn phí bệnh ngoài da tại hệ thống phòng khám Phúc Thanh Đường:
Liên hệ khám và điều trị bệnh vẩy nến:
52 Phùng Hưng – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội (ĐT: 0943.901.908 / 024.3828.5564 )
(Nằm ngay đầu ngã ba Phố Phùng Hưng và phố Hàng Bông)
226 Đinh Tiên Hoàng – Phường DaKao – Q1 – TP HCM (ĐT: 0912.093.089)
23 Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương ( ĐT: HD : 02203.857.835 )
Nhà thuốc đông y Phúc Thanh Đường khám và tư vấn trị bệnh vẩy nến ngoài da miễn phí. Bệnh nhân cũng có thể tìm kiếm thông tin về cách trị bệnh ngoài da trên hệ thống website của nhà thuốc hoặc tìm kiếm từ khóa “bệnh ngoài da” có dấu, “benh ngoai da” hoặc “trị bệnh vẩy nến ngoài da” có dấu, “tri benh benh vay nen ngoai da” không dấu qua công cụ tìm kiếm google.